Bệnh Escherichia Coli trên vịt tại tỉnh Trà Vinh

CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AIZ
Vietnamese English
(+84 274) 377 6695
Tin Tức & sự kiện

Bệnh Escherichia Coli trên vịt tại tỉnh Trà Vinh

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu sản xuất vắc xin và kháng thể phòng bệnh E.coli trên heo, đã có sản phẩm trên thị trường và đã được chứng minh có hiệu quả. Tuy nhiên, trên vịt vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi. Do đó, việc xác định các yếu tố dẫn đến phát sinh dịch bệnh E.coli trên vịt, làm cơ sở cho việc nghiên cứu quy trình phòng, trị bệnh và định hướng sản xuất vắc xin là những việc cấp thiết trong chiến lược phòng chống bệnh lâu dài. Nhằm đảm bảo sức khỏe đàn vịt, đảm bảo năng suất trong chăn nuôi vịt, ngành kinh tế nông nghiệp quan trọng trong vùng và sức khỏe của người tiêu dùng nói chung. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình bệnh Escherichia coli trên vịt tại tỉnh Trà Vinh”, từ tháng 10/2016 đến 8/2017 bằng các phương pháp điều tra, chẩn đoán bệnh, lấy mẫu nuôi cấy phân lập, phản ứng ngưng kết trên phiến kính và khuếch tán trên đĩa thạch.

Kết quả điều tra bệnh do nhiễm E.coli trên đàn vịt tại tỉnh Trà Vinh

Từ 49 đàn vịt bị nghi mắc bệnh E.coli, dùng phương pháp định lượng vi khuẩn E.coli đếm khuẩn lạc cho thấy 46/49 đàn dương tính E.coli, chiếm 93,02%.  

Bảng 1: Phát hiện E.coli theo mẫu bệnh tích (n=203)

Cơ quan

Mẫu dương tính

Tỷ lệ (%)

Phân

199

98,03a

Gan

148

72,91b

Phổi

145

71,34b

Tủy xương

132

65,02b

Lách

131

64,53b

Ghi chú: Những giá trị mang chữ cáitrên cùng một cột khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Trong 1.015 mẫu phân lập vi khuẩn E.coli, phân chiếm tỷ lệ cao nhất (98,03%), tiếp theo là gan (72,91%), phổi (71,34%), hai cơ quan có tỷ lệ nhiễm thấp là tủy xương 65,02 và và lách 64,53% (P=0,000). Kết quả trên cũng cho thấy tỷ lệ hiện diện của vi khuẩn E.coli trên các cơ quan của vịt bệnh khá cao có thể lý giải dựa vào cơ chế tác động và sinh bệnh của vi khuẩn E.coli. Theo Gyles và Fairbrother (2010), vi khuẩn E.coli bằng cách trực tiếp hay gián tiếp đã xâm nhập vào đường tiêu hóa và vượt qua hàng rào bảo vệ ở bề mặt tế bào biểu mô ruột. Khi vi khuẩn này tấn công vào tế bào biểu mô ruột thì tứ tế bào niêm mạc ruột, vi khuẩn E.coli vào hệ thống hạch ruột qua hệ bạch huyết vào hệ tuần hoàn, mắt và khớp gây viêm bao tim, viêm vòi trứng, viêm khớp, đồng thời chúng được giữ lại trong cơ thể bởi các hệ thống lọc của gan, thận, lách.

Bảng 2: Tần suất triệu chứng bệnh ở vịt E.coli(n=199)

Triệu chứng

Dương tính

Tỷ lệ (%)

Tiêu chảy phân trắng xanh

199

100a

Mắt mờ đục

148

74,37b

Chân khô

142

71,14b

Viêm khớp, thần kinh

114

57,29c

Viêm rốn, bụng to

95

47,74d

Mắt sưng, viêm hốc mắt

90

45,23e

Đầu sưng

83

41,71e

Tất cả 199 con dương tính với E.coli cho thấy triệu chứng tiêu chảy phân trắng-xanh có tần suất cao nhất (100%), kế đến là mắt mờ đục với tần suất 74,37%, sau đó là chân khô (71,14%), các triệu chứng ít phổ biến như mắt sưng, viêm hốc mắt chiếm 45,23%, đầu sưng chiếm tỷ lệ thấp nhất (41,71%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là tần suất xuất hiện các triệu chứng nhiễm E.coli không tương đương nhau. Các triệu chứng của vịt bệnh do E.coli như tiêu chảy phân trằng-xanh, mắt sưng, mắt kéo mây mờ đục, tiêu chảy phân loãng có màu vàng, phân dính hậu môn, viêm khớp có thể bại liệt.

Bảng 3: Phân bố bệnh E.coli trên vịt theo phương thức nuôi (n=46)

Phương thức nuôi

Số đàn dương tính

Số vịt khảo sát

Vịt bị bệnh

Vịt chết

Tỷ lệ vịt chết/vịt bệnh (%)

Tổng

Tỷ lệ (%)

Tổng

Tỷ lệ (%)

Nuôi nhốt

27

32.400

1.244

3,84b

487

1,50a

39,15a

Nuôi chạy đồng

19

18.050

726

4,02a

284

1,57a

39,12a

Tổng

46

50.450

1.970

3,90

771

1,53

39,14

Kết quả ghi nhận bệnh E.coli có thể xảy ra trên vịt ở cả 2 phương thức nuôi: 19/46 đàn vịt chạy đồng có tỷ lệ bệnh và chết là 4,02 và 1,57%, vịt nuôi nhốt là 27/46 đàn có tỷ lệ bệnh và chết là 3,84 và 1,50% (P>0,05). Điều này có thể do vịt chạy đồng thường nuôi với quy mô và tổng đàn lớn vì vậy vịt bị bệnh thường khó phát hiện, đến khi lây lan trong đàn thì bệnh khó điều trị và khó chặn đứng bệnh lây lan sang những con khỏe. Hơn nữa, vịt di chuyển từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, nên tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn vì tiếp xúc với nhiều mầm bệnh do các đàn vịt khác để lại. Ở phương thức nuôi nhốt, bệnh E.coli thường xảy ra trên đàn vịt con, vịt con phải được úm trong chuồng đến 30 ngày tuổi trước khi được chuyển sang nuôi chạy đồng. Ở hình thức nuôi nhốt, tỷ lệ bệnh và chết tương tự như vịt nuôi chạy đồng vì chủ yếu là vịt con nhỏ hơn 10 ngày tuổi, ở đó thường bị bệnh do trứng ấp nhiễm từ ống dẫn trứng của gia cầm mái bệnh hoặc từ vỏ trứng, biểu hiện bệnh lý này thường chủ yếu được ghi nhận ở gia cầm con từ mới nở và giảm dần sau khi gia cầm được 6 ngày tuổi, hiếm khi kéo dài đến 3 tuần tuổi (Barnes,2008). Theo Nguyễn Như Thanh (1997)E.coli là loài vi khuẩn luôn hiện diện trong đất, nước, không khí và các chủng E.coli có độc có thể tồn tại đến 4 tháng ở môi trường ngoài.

Bảng 4: Phân bố bệnh E.coli trên vịt theo lứa tuổi (n=46)

Tuổi (tháng)

Đàn vịt dương tính

Số vịt khảo sát

Vịt bị bệnh

Vịt chết

Vịt chết/bị bệnh (%)

Tổng

Tỷ lệ (%)

Tổng

Tỷ lệ (%)

<1

23

26.700

982

3,68b

399

1,49a

40,63b

1-3

16

16.750

734

4,38a

251

1,50a

34,20c

> 3

7

7.000

254

3,63b

121

1,73a

47,64a

Tổng

46

50.450

1.970

3,90

771

1,53

39,14

Trong 46 đàn vịt bị bệnh, có 23 đàn >30 ngày tuổi, chiếm 50%, giảm dần ở những đàn tuổi lớn hơn và thấp nhất ở vịt >3 tháng tuổi. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu về bệnh E.coli, nhưng gia cầm con cảm nhiễm cao hơn và bệnh xảy ra trầm trọng hơn, bao gồm cả phôi đang phát triển. Bệnh E.coli trên vịt có thể xảy ra rất sớm ở 1 ngày tuổi là do trứng nhiễm E.coli từ ống dẫn hoặc vỏ trứng và thời gian nung bệnh của bệnh này rất ngắn chỉ 1-3 ngày (Barnes, 2008). Báo cáo của Montgomery và ctv(1999) cho thấy phôi gà nhiễm E.coli thường làm phôi chết ở giai đoạn cuối trong quá trình ấp trứng và đặc biệt là gà con chết trong thời sau khi nở (Barnes, 2008) và kháng thể thụ động có thể bảo vệ gia cầm hoàn toàn ít nhất đến 2 tuần tuổi (Dho-Moulin và Fairbrother, 1999). Số đàn vịt bệnh từ 31 đến 90 ngày là 16 đàn, chiếm 34,78% số đàn khảo sát, thấp hơn so với vịt nhỏ hơn 30 ngày tuổi. Điều này có thể do ở lứa tuổi này thường mắc ở thể nhiễm trùng huyết vì thời điểm này vịt dễ mắc bệnh do không còn kháng thể thụ động.

Bảng 5. Phân bố bệnh E.coli trên vịt theo giống (n=46)

Giống vịt

Số đàn dương tính

Số vịt khảo sát

Vịt bị bệnh

Vịt chết

Vịt chết/vịt bị bệnh (%)

Tổng

Tỷ lệ (%)

Tổng

Tỷ lệ (%)

Vịt Supper Meat

25

27.800

997

3,59c

274

1,00b

27,48b

Vịt Cò

18

21.750

915

4,21b

488

2,24a

53,33a

Hòa Lan

3

900

58

6,44a

9

1,00b

15,52c

Tổng

46

50.450

1.970

3,90

771

1,53

39,14

Số vịt mắc bệnh E.coli xảy ra trên cả 3 giống vịt khác nhau. Vịt Cò là giống thích nghi với đời sống chăn thả, có tập tính theo đàn, di chuyển nhanh, tìm kiếm mồi giỏi, chịu đựng kham khổ, chống đỡ bệnh tốt, thuận lợi cho việc chăn thả trên đồng bãi, còn vịt Super Meat là giống vịt công nghiệp chuyên thịt, sức chống đỡ bệnh kém, chịu đựng kham khổ kém…Tuy các giống vịt có phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng, sức đề kháng khác nhau, nhưng khi gặp phải các yếu tố bất lợi của môi trường, ý thức chăn nuôi của con người không tốt, thức ăn nước uống không đảm bảo vệ sinh thì vi khuẩn E.coli sẽ tấn công gây bệnh khi đủ số lượng và độc lực.

Bảng 6: Phân bố bệnh E.coli trên vịt theo mục đích sử dụng (n=49)

Mục đích sử dụng

Đàn dương tính

Số con khảo sát

Con bị bệnh

Con chết

Con chết/con bị bệnh (%)

Tổng

Tỷ lệ (%)

Tổng

Tỷ lệ (%)

Vịt nuôi lấy thịt

28

22.750

1.152

5,06a

307

1,35b

26,65b

Vịt nuôi lấy trứng

18

27.700

818

2,95b

464

1,68a

56,72a

Tổng

46

50.450

1.970

3,90

771

1,53

39,14

Ở tỉnh Trà Vinh, giống vịt dùng để sản xuất thịt chủ yếu là Super Meat và sản xuất trứng là vịt Cò, một số ít hộ nuôi giống vịt Xiêm hay Hòa Lan với qui mô đàn nhỏ dùng với mục đích thịt hoặc vịt con giống tái sản xuất hoặc bán với hình thức nhỏ lẻ. Bệnh E.coli xảy ra ở tất cả các giống vịt (P=0,000). Số liệu phân tích cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh do nhiễm E.coli không phụ thuộc vào mục đích nuôi lấy trứng hay lấy thịt. Vịt được nuôi thịt hay lấy trứng theo phương thức nuôi nhốt nhiều hơn chạy đồng có thể do mật độ nuôi cao hơn so với chạy đồng, điều này làm cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh hoặc mầm bệnh có thể được lan truyền nhanh chóng và dễ dàng từ con mắc bệnh sang con khỏe trong đàn. Ngoài ra, số lựợng lớn E.coli thường thể hiện ở ngay môi trường chuồng nuôi nếu bị bẩn và ướt, thông thoáng kém và độ ẩm cao. Điều kiện này phụ thuộc rất nhiều vào số lượng vịt trong chuồng nuôi. Mặt khác, khi điều tra vịt nuôi với mục đích lấy trứng hay lấy thịt nhưng không được tiêm vắc xin phòng bệnh E.coli nên có nguy cơ mắc bệnh này cao.

Bảng 7: Phân bố bệnh E.coli trên vịt theo mùa (n=46)

Mùa trong năm

Số đàn dương tính

Số vịt khảo sát

Vịt bị bệnh

Vịt chết

Vịt chết/vịt bị bệnh (%)

Tổng

Tỷ lệ (%)

Tổng

Tỷ lệ (%)

Mùa mưa

40

36.450

1.380

3,79b

409

1,12b

29,64b

Mùa nắng

6

14.000

590

4,21a

362

2,59a

61,36a

Tổng

46

50.450

1.970

3,90

771

1,53

39,14

Kết quả phân lập từ 46 đàn dương tính với vi khuẩn E.coli theo mùa cho thấy ở mùa nắng có 6/46 đàn, có tỷ lệ mắc bệnh và chết cao nhất (4,21 và 2,59%). Do đặc điểm khí hậu ở Trà Vinh tuy có 2 mùa nắng và mưa nhưng không rõ rệt, trời đang nắng đổ mưa đột ngột làm vịt dễ bị stress nhiệt, nhiệt độ thay đổi đột ngột làm cho vịt rất dễ mắc bệnh và chết. Vì vậy, tỷ lệ vịt mắc bệnh và chết vào mùa nắng cao hơn mùa mưa. Dho-Moulin và Fairbrother (1999) cho rằng E.coli gây bệnh gia cầm trong hầu hết các trường hợp bệnh đều liên quan đến yếu tố môi trường.

Bảng 8. Tần suất bệnh phẩm ở vịt do E.coli(n=199)

Bệnh tích

Vịt dương tính

 Tỷ lệ (%)

Túi khí mờ đục

148

74,37a

Lách sưng to đen

135

67,84a

Màng bao tim viêm

124

62,31a

Màng phổi xuất huyết

119

59,80a

Gan sưng hoại tử

114

57,29b

Gan phủ fibrin

108

54,27b

Túi khí có u hạt

102

51,26b

Cơ tim phù

98

49,25b

Phổi sung huyết

97

48,74b

Túi lòng đỏ không tiêu

92

46,23b

Ruột có u hạt

43

21,61c

Túi mật sưng

29

14,57c

Gan có màu xanh lục

25

12,56c

Quan sát nội quan trên 199 con vịt có biểu hiện triệu chứng bệnh E.coli sau khi mổ khám cho thấy một số bệnh tích có tần suất cao như túi khí mờ đục cao nhất (74,37%), kế đến lách sưng to đen (67,84%), màng bao tim viêm (62,31%), màng phổi xuất huyết (59,80%), gan sưng hoại tử (57,29%), gan phủ fibrin (54,27%), túi khí có u hạt (51,26%), cơ tim phù (49,25%), phổi sung huyết (48,74%), túi lòng đỏ không tiêu (46,23%), Ngoài ra, cũng có vài bệnh tích với tần suất thấp như ruột có u hạt (21,61%), túi mật sưng (14,57%), gan có màu xanh lục (12,56%), với (P=0,000).

Kết quả đề kháng kháng sinh của E.coli phân lập trên vịt

Khảo sát sự đề kháng kháng sinh cho thấy các chủng E.coli đã kháng với nhiều loại kháng sinh đang được sử dụng trong thực tiễn khi vịt mắc bệnh (trong đó có bệnh E.coli). Vi khuẩn E.coli kháng cao nhất là streptomycin, chiếm 78,79%, kế đến trimethoprim/sulfamethoxazole 74,24%, ampicillin 71,97% và tetracycline 60,61%. E.coli còn nhạy cảm cao với kháng sinh amikacin có tỷ lệ 98,48%, kế đến là colistin 93,18%, norfloxacin 84,09%, gentamycin 81,82%, cefuroxime 80,3%, fosfomycin 74,24% và doxycycline 73,48%.

Do kháng sinh được người dân bổ sung thường xuyên vào thức ăn như yếu tố để phòng, trị bệnh và kích thích tăng trưởng. Bùi ThịTho (2003) cũng có nhận định E.coli là vi khuẩn có khả năng tăng sức đề kháng với kháng sinh nhanh nhất, kháng thuốc mạnh và tràn lan, hiện tượng đa kháng và đề kháng chéo của E.coli đối với kháng sinh cũng rất phổ biến.

Nhưng sự đa kháng kháng sinh của E.coli trên vịt tại tỉnh Trà Vinh phổ biến nhất với kiểu hình Sm-Am-Bt với 16 kiểu đa khángvi khuẩn E.coli. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu về sự đề kháng đối với kháng sinh của 100 nhóm huyết thanh E.coli phân lập trên vịt bệnh được thu thập tại tỉnh Hậu Giang của Lê Thị Thùy Trang (2016), sự đa kháng kháng sinh của E.coli phổ biến nhất với kiểu hình Sm-Am-Bt.

Bảng 10. Đề kháng kháng sinh của E.coli phân lập trên vịt tại Trà Vinh (n=132)

Kháng sinh khảo sát, nồng độ

Đánh giá xếp loại

Nhạy

Kháng

Số mẫu

Tỷ lệ

(%)

Số mẫu

Tỷ lệ

(%)

Streptomycin, 10 µg

28

21,21

104

78,79

Colistin, 10 µg

123

93,18

9

6,82

Norfloxacin, 10µg

111

84,09

21

15,91

Doxycycline, 30µg

97

73,48

35

26,52

Cefuroxime, 30µg

106

80,30

26

19,69

Amikacin, 30µg

130

98,48

2

1,52

Fosfomycin, 50µg

98

74,24

34

25,76

Ampicillin, 10µg

37

28,03

95

71,97

Gentamycin, 10µg

108

81,82

24

18,18

Tetracycline, 30µ

52

39,39

80

60,61

Trimethoprim+

sulfamethoxazole,5µg

34

25,76

98

74,24

Tin tức & sự kiện
  • CATALOGUE THỦY SẢN AIZ 2023
    CATALOGUE THỦY SẢN AIZ 2023

    Chi tiết »

  • Dinh dưỡng cho gà mái đẻ để tối ưu hóa sản lượng và chất lượng trứng
    Dinh dưỡng cho gà mái đẻ để tối ưu hóa sản lượng…

    Chi tiết »

  • Các biện pháp tăng cường khả năng miễn dịch cho gia cầm
    Các biện pháp tăng cường khả năng miễn dịch cho gia cầm

    Chi tiết »

  • Bệnh Escherichia Coli trên vịt tại tỉnh Trà Vinh
    Bệnh Escherichia Coli trên vịt tại tỉnh Trà Vinh

    Chi tiết »

Công TY TNHH QUỐC TẾ AIZ
Địa chỉ: 93/1034 G Lê Đức Thọ, Phường 6, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tel: (+84 274) 377 6695
Di động: 0931 266 755 - Email: sales@aizinternational.com
Web: www.aizinternational.com
Follow us
Linkedin Whatsapp Facebook

Img