Dinh dưỡng cho gà mái đẻ để tối ưu hóa sản lượng và chất lượng trứng
Dinh dưỡng cho gà mái đẻ là rất quan trọng, ở giai đoạn đầu nuôi gà mái tơ (<45 ngày tuổi), cần cho gà ăn thức ăn có kích thước hạt nhỏ bằng cách nghiền các loại ngũ cốc chính (cỡ sàng <8 mm) để có kích thước hạt phù hợp hơn và giúp tăng lượng ăn vào để tối đa hóa tăng trọng. Ngược lại, trước khi thành thục về mặt giới tính, nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt hoặc chất xơ thô (>5,5%) để thúc đẩy lượng thức ăn ăn vào và phát triển khả năng tiêu hóa.
Ngoài ra, việc quản lý lượng cấp canxi trong giai đoạn gà mái tơ và gà mái đẻ rất quan trọng cho sự phát triển của tủy xương và giúp cung cấp canxi cần thiết cho vỏ trứng. Nó cũng ảnh hưởng tới khối lượng của trứng thông qua ảnh hưởng tới sự tiêu hóa thức ăn trong giai đoạn này. Nên sử dụng khẩu phần ăn chứa 2,5% Ca trong khoảng 10 ngày (KL mái tơ 1kg/con) trước khi bắt đầu đẻ trứng (15-16 tuần tuổi) để đảm bảo sự chuyển đổi giữa khẩu phần ăn giai đoạn phát triển và giai đoạn gà đẻ.
Trong giai đoạn đẻ, thách thức của các chu kì sản xuất kéo dài là việc cung cấp thức ăn được điều chỉnh theo nhu cầu về năng lượng và protein để tối ưu hóa sản lượng trứng mà không làm tăng khối lượng và chất béo của cơ thể, tránh gan nhiễm mỡ, sự khử khoáng xương và duy trì lông tốt bằng cách hạn chế rụng lông. Một khó khăn khác là do sự không đồng nhất năng suất đẻ trứng của từng cá thể theo độ tuổi. Dinh dưỡng nên được điều chỉnh cho đàn gà già để gà mái có năng suất cao. Mức năng lượng trong khẩu phần ăn đang ảnh hưởng đến khối lượng trứng thông qua trọng lượng trứng thay vì sản lượng trứng.
Có sự thay đổi trung bình khoảng 0.96g khối lượng trứng khi mức năng lượng tiêu thụ hàng ngày cao hơn 10 kcal. Điều này chủ yếu là do sự dư thừa lipid làm tăng mức năng lượng. Gà mái có khả năng điều chỉnh mức tiêu thụ thức ăn của chúng dựa trên mức năng lượng của khẩu phần ăn. Tuy nhiên sự thích nghi này là khẩu phần ăn một phần và năng lượng cao trong phần đầu của giai đoạn đẻ, đảm bảo nhu cầu tăng trưởng và tăng khối lượng trứng sớm hơn. Ngược lại, tăng khối lượng trứng gà theo độ tuổi có thể được giảm bớt bằng cách giảm bớt lượng lipid trong khẩu phần ăn. Khối lượng trứng cũng bị ảnh hưởng bởi protein và acid amin chính cung cấp cho gà mái. Thêm 1 gram protein hàng ngày sẽ làm tăng khối lượng trứng (+1,4g)
Khối lượng trứng tăng cùng với hàm lượng methionin tăng, đạt đến một trạng thái ổn định ở mức 0,36-0.38%. Xác định nhu cầu hàng ngày liên quan tới khối lượng trứng tạo điều kiện cho việc điều chỉnh lượng protein và aicd amin cung cấp phù hợp với sự thay đổi lượng ăn vào và nhu cầu của gà mái ở độ tuổi nhất định. Ở gà mái sẽ rất hữu ích khi ghi lại mức tiêu thụ hàng ngày và điều chỉnh được khẩu phần ăn. Lượng thức ăn ăn vào có thể được kiểm soát bằng cách quản lý việc phân bố thức ăn, chủ yếu dựa vào kích thước hạt hoặc sử dụng cho ăn tuần tự hàng ngày. Công thức thức ăn được tính cho một đàn không phải trên từng cá thể gà mái.
Đối mặt với sự không đồng nhất về lứa tuổi trong đàn ( sản lượng trứng trung bình là 82% có thể tương ứng với 60% gà mái đẻ từ 86 đến 97%, 40% gà mái đẻ từ 10 đến 80%). Chiến lược tốt nhất là nuôi gà mái sản lượng trứng cao để giữ tiềm năng của chúng, giả sử rằng gà mái có sản lượng trứng thấp sẽ giảm lượng ăn vào đủ để hạn chế chi phí bổ sung. Tuổi gà mái ảnh hưởng đến chất lượng bên trong của trứng ( đơn vị Haugh, màng vitelline) nhưng chất lượng trứng giảm sẽ là lý do chính để ngừng thời gian sản xuất. Cung cấp một khẩu phần ăn tối ưu có kích thước các hạt mịn và không mịn là cách hiệu quả và đơn giản nhất để củng cố chất lượng vỏ trứng và giảm bớt sự mất Canxi xương quá mức. Gà mái cần 2,2g canxi cho mỗi quả trứng và cần 4g mỗi ngày để duy trì lượng canxi trong cơ thể.
Không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy giai đoạn cho ăn trong suốt thời gian đẻ (3,5, 4,5 và cuối cùng là 5,5% canxi) có thể hạn chế sự suy giảm khả năng chịu đựng của vỏ trứng và dự trữ canxi cho xương theo tuổi của gà mái (loãng xương tới 30%). Việc sử dụng nguyên liệu hạt thô (50% khi bắt đầu đến 2/3 trước khi kết thúc đẻ) góp phần tăng khả năng chịu đựng của vỏ trứng và hạn chế loãng xương. Tất cả các phương pháp quản lý dinh dưỡng thiên về sự đồng bộ hóa lượng canxi và sự hình thành vỏ trứng ( ví dụ cho ăn đêm, cho ăn thay thế bằng các khẩu phần khác nhau, sử dụng hạt Ca) góp phần làm tăng khả năng chịu đựng của vỏ trứng. Các nguyên liệu hạt thô giúp chống lại các tình huống bất lợi tới chất lượng vỏ.
Việc kéo dài thời gian đẻ trứng phụ thuộc vào khả năng sống và tỷ lệ chết của gia cầm. Việc điều tiết một lượng lớn năng lượng, protein và canxi có tác dụng cao đối với gan để hình thành lòng đỏ và noãn quản, tổng hợp lòng trắng trứng và vỏ trứng. Cần có những con gà mái khỏe mạnh và dễ thích nghi với các điều kiện sản xuất khác nhau trong các mùa khác nhau, đặc biệt là trong hệ thống thay thế khi các công ty chăn nuôi chọn gà mái phù hợp với môi trường đa dạng trên toàn thế giới thay vì theo từng điều kiện khí hậu. Chiến lược cho ăn hoặc sử dụng chất phụ gia đã được đề xuất để bảo vệ các cơ quan liên quan đến quá trình tổng hợp tiền chất trong trứng. Gan nhiễm mỡ (hội chứng gan nhiễm mỡ) một phần là do mất cân bằng tỷ lệ năng lượng protein và có thể giảm bớt bằng cách cung cấp nhiều lipid để hạn chế chuyển hóa carbohydrate ở gan. Bổ sung choline, inositol, vitamin B12, axit folic và vitamin E đã được đề xuất để ngăn ngừa sự tích tụ của triacylglyceride trong gan và để hạn chế tỷ lệ mắc hội chứng gan nhiễm mỡ. Cung cấp khẩu phần ăn chứa 25 (OH) D3 có thể tham gia vào quá trình hydroxyl hóa vitamin D của gan và cải thiện chất lượng vỏ trứng trong trường hợp rối loạn gan.